Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 THÔNG TIN CHUNG VỀ NCKH
     Bài học "biết ơn kẻ trộm" của giáo sư Nhật 16:09 14/11/2013 [1630]
 
  
     Toshihide Maskawa, GS của Trường ĐH Nagoya (Nhật Bản) - giải thưởng Nobel năm 2008 - vừa có những chia sẻ thú vị với các sinh viên ĐHQG Hà Nội ngày 13/11, sau khi ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của đại học này.

 

  giáo sư Nhật, kẻ trộm, Nobel Vật lý, Toshihide Maskawa,  ĐH Nagoya

GS Toshihide Maskawa tại buổi nói chuyện. Ảnh: Bùi Tuấn

Yêu với khoa học vì "ghét đường"

Điều đặc biệt của tôi là rất ghét đường. Lí do rất đơn giản, mẹ đã cho tôi ăn cơm trộn với đường suốt cả thời thơ bé. Và có lẽ, tuổi thơ tôi đã ăn đường đủ cho cả cuộc đời. Khi vào THPT, cha tôi khuyên không nên vào ĐH mà nên nối nghiệp gia đình trong việc kinh doanh, buôn bán đường.

Ít nhất là trong khoảng thời gian 4 năm THPT, tôi phải đấu tranh với cha để đến với đại học, nơi tôi có thể làm nghiên cứu khoa học chứ không phải là công việc kinh doanh. Chính vì thế mà tôi ghét đường, ghét việc kinh doanh buôn bán đường và đến với khoa học.

"Biết ơn kẻ trộm"

Một hôm, kẻ trộm đột nhập vào nhà tôi. Gia đình chúng tôi không mất nhiều đồ nhưng cảnh sát đến điều tra và thể hiện thái độ hách dịch, khiến chúng tôi rất khó chịu.

Nhưng sau khi nhìn thấy tấm bằng tiến sĩ về hạt cơ bản của tôi thì nhóm cảnh sát đã có thái độ khác hẳn. Họ tỏ ra rất kính trọng bố tôi, bởi vì nghĩ ông là chủ nhân của tấm bằng đó.

Trong suy nghĩ của người Nhật lúc bấy giờ, người ta luôn nghĩ rằng, người có bằng tiến sĩ phải của một cụ già có râu. Và tôi thực sự thấy hài lòng, với tấm bằng tiến sĩ đó, tôi đã tạo ra sự kính trọng của người khác với cha mẹ mình. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đây là lần duy nhất tôi báo hiếu được cha mẹ mình.

giáo sư Nhật, kẻ trộm, Nobel Vật lý, Toshihide Maskawa,  ĐH Nagoya

GS Toshihide Maskawa: "Đối với nhà  khoa học thì điều quan trọng nhất là sự lãng mạn và lòng khao khát". Ảnh: Bùi Tuấn

"Tôn trọng cá tính"

Tôi không nghĩ có điều kiện vật chất và trang thiết bị hiện đại mới tạo ra những thành công trong nghiên cứu. Thời trẻ, chúng tôi đã từng thực hiện những nghiên cứu với những thiết bị thô sơ. Những thiết bị hiện đại ra đời và phát triển dựa trên ý tưởng để nghiên cứu của các nhà khoa học, phục vụ công tác nghiên cứu. Không phải cứ có một phòng thí nghiệm hiện đại là có thể xuất hiện những ý tưởng khoa học.

Tôi có một người bạn nghiên cứu về nguyên lý phá vỡ. Anh ấy đã làm thí nghiệm rất đơn giản. Anh ấy đã thả các tấm kính và xem nguyên tắc phá vỡ của chúng. Từ đó, anh ấy đưa ra những nguyên lý liên quan đến sự phá vỡ, một trong những nguyên lý quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi.

Tôi nghĩ rằng, cơ hội trong các lĩnh vực nghiên cứu rất đa dạng. Các bạn hãy tôn trọng cá tính, sở thích, hoài bão và cố gắng hết sức mình thì khả năng thành công rất cao.

Làm khoa học cần lãng mạn và khát khao

Tôi thường nói với các bạn sinh viên, đối với nhà  khoa học thì điều quan trọng nhất là sự lãng mạn và lòng khao khát.

Anhxtanh khi quan sát về đồng hồ hay sự di chuyển của nó đã nhận định rằng, sự di chuyển hay đứng im không phải là hoàn toàn mà là tương đối. Nhiều người đã phản đối nhưng lòng khao khát, sự quyết tâm của ông đã giành chiến thắng. Tôi cho rằng, sự lãng mạn ở đây là khả năng sáng tạo, sự hình dung đã giúp cho Anhxtanh thuyết phục tất cả chúng ta, để giờ đây chúng ta đều tin vào thuyết tương đối.

Tôi nghĩ việc duy trì và phát huy tính lãng mạn, lòng khát khao trong nghiên cứu là bước đầu tiên để tiến gần đến thành công của khoa học. Hai điều này rất quan trọng nhưng chưa đủ, để có thành công còn cần có dũng khí và quyết tâm đeo đuổi.

giáo sư Nhật, kẻ trộm, Nobel Vật lý, Toshihide Maskawa,  ĐH Nagoya

Sáng 13/11, ĐHQG Hà Nội trao bằng Tiến sĩ Danh dự cho GS. Toshihide Maskawa

Khoa học là công cụ để tồn tại và phát triển

Tôi thấy rằng, có một nguyên tắc, trong những điều kiện cụ thể với những nỗ lực tối đa và khả năng sáng tạo của con người, chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, thấy được những hình dáng mới mẻ của tạo hóa và có thể phát kiến ra những nguyên lý mới. Mọi khoa học đều như vậy.

Khoa học ngày càng trở nên vĩ đại và phát triển ở tầm cao mới dù chúng ta có yêu quí hay không. Điều này không chỉ riêng với khoa học tự nhiên mà về khoa học nói chung. Khoa học là một công cụ không thể thiếu để chúng ta tiếp tục tồn tại và phát triển.

Ghi chú:

GS Toshihide Maskawa (sinh năm 1940), là một trong ba nhà khoa học Nhật Bản đoạt giải Nobel Vật lý năm 2008 cho công trình “khám phá ra nguồn gốc của phá vỡ đối xứng, từ đó dự đoán sự tồn tại của các hạt quark trong tự nhiên”.

Các giải thưởng tiêu biểu: Giải thưởng của Hội Vật lý châu Âu, Huân chương Văn hóa của Hoàng gia Nhật Bản, Giải Nobel Vật lý

Theo Ngọc Vũ (www.vietnamnet.vn)
 
Các tin khác liên quan :

      Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017 21:17 28/05/2017 [1631]


      Thông báo v/v đề xuất, đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2018 20:51 10/04/2017 [1629]


      Đăng ký đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học Trường ĐH Phạm Văn Đồng năm học 2016-2017 16:10 07/08/2016 [1630]


      Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học trong sinh viên Khoa Cơ bản năm 2016 14:46 21/05/2016 [1630]


      Nhóm nghiên cứu Hóa-Sinh-Môi trường thăm và làm việc tại huyện Sơn Tây 16:35 10/04/2016 [1629]


      Thông báo số 1 về việc tổ chức Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường ĐHSP toàn quốc lần thứ VI, năm 2016 - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh 14:35 26/10/2015 [1630]


      Kế hoạch tổ chức Festival “Sáng tạo trẻ” tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 15:46 20/10/2015 [1629]


      KHOA CƠ BẢN TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO” 04:34 02/07/2015 [1631]


      Bộ môn Hóa học - Khoa Cơ bản tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2014 – 2015 09:56 17/06/2015 [1630]


      Thư mời viết bài Hội thảo khoa học - Trường Đại học Thủ Dầu Một 15:50 13/10/2014 [1630]


      Khoa Cơ bản tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2013 - 2014 12:14 28/05/2014 [1629]


      Xác nhận sự tồn tại của nguyên tố hóa học thứ 117 16:29 10/05/2014 [1630]


      Quay lưng với khoa học cơ bản là sai lầm 14:06 11/08/2013 [1629]


      KHOA CƠ BẢN TỔ CHỨC NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2012-2013 18:04 27/05/2013 [1630]


      Những đề tài khoa học cần có tầm hơn, toàn diện, hiệu quả hơn 21:21 11/06/2011 [1629]

       Nhiều thầy cô chưa mặn mà với NCKH 20:27 11/06/2011 [1629]
       Ban hành quy định về hoạt động KH&CN trong trường ĐH 09:06 09/06/2011 [1630]
       Kinh nghiệm hợp tác nghiên cứu khoa học ở Việt Nam 10:46 03/06/2011 [1629]
       Cán bộ trẻ các trường ĐHSP vững vàng trong NCKH 09:51 15/05/2011 [1629]
       Thế nào là một “bài báo khoa học” ? 10:08 16/03/2011 [1629]
       Cơ hội nào cho giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học? 10:05 16/03/2011 [1629]


 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY