Thứ hai, 07/07/2025    
Tìm kiếm:    

 SINH VIÊN VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
     Tạo động lực thúc đẩy sinh viên nghiên cứu khoa học 18:29 20/04/2011 [1630]
 
  
     Trong các trường đại học, cao đẳng, việc sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) không chỉ góp phần củng cố kiến thức đã học mà còn phát huy tính năng động, sáng tạo, khám phá các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, phong trào sinh viên NCKH ở các trường chưa phát triển đồng đều, nhất là chưa được nhìn nhận, quan tâm đúng mức.

 Những kết quả khả quan

Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), hiện số lượng sinh viên tham gia NCKH ngày càng tăng và chất lượng các công trình từng bước được nâng cao. Nếu năm 1990, Bộ GD và ÐT chính thức tổ chức giải thưởng "Sinh viên NCKH", mới có 18 đơn vị với 62 công trình dự thi thì đến năm 2009 đã có 98 đơn vị với 653 công trình dự thi. Nhiều trường đại học có số sinh viên tham gia NCKH với nhiều công trình có ý nghĩa thực tiễn, được các hội đồng chấm giải thưởng đánh giá cao. Ðiển hình như: Trường đại học Khoa học tự nhiên, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Ðại học Quốc gia Hà Nội), Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Trường đại học Sư phạm 2, Trường đại học Khoa học Huế, Trường đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học An Giang, v.v.
Trao đổi ý kiến với chúng tôi, GS, TSKH Nguyễn Hoàng Lương, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học tự nhiên (Ðại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, hoạt động NCKH hằng năm thu hút khoảng 500 sinh viên trong trường tham gia. Ðể nâng cao chất lượng NCKH, chương trình đào tạo của trường được thiết kế hợp lý, tránh hàn lâm, quá tải, bảo đảm cả thầy và trò có nhiều thời gian để thực hành, thực tập. Các đề tài NCKH từ cấp Ðại học Quốc gia Hà Nội trở lên đều gắn liền với đào tạo đại học và sau đại học; sản phẩm của đề tài phải có kết quả cụ thể về bồi dưỡng các cán bộ khoa học trẻ, trực tiếp là các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên.
Với cách làm đó, từ năm 2000 đến năm 2009, Trường đại học Khoa học tự nhiên có mười công trình đoạt giải nhất sinh viên NCKH cấp bộ. Trường đại học An Giang cũng có phong trào sinh viên NCKH khá sôi nổi. Theo TS Trần Thanh Sơn, Phó Trưởng phòng khoa học và hợp tác quốc tế: Với tổng số gần 11,5 nghìn sinh viên các khoa, năm 2009 cả trường có tổng số 696 đề tài NCKH của sinh viên. Nhiều đề tài gắn với thực tiễn cuộc sống như: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang); tính toán thiết kế bể Aerotank trong xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản...
Một số đề tài nghiên cứu của sinh viên các trường từng bước được lựa chọn từ nhu cầu thực tiễn như: "Tổng hợp sáp bôi trơn sinh học từ mỡ lợn, mỡ bò" của sinh viên Hà Thị Kim Quy (Trường đại học Cần Thơ); đề tài "Vai trò của các không gian thương mại truyền thống ở Hà Nội- Những định hướng bảo tồn và phát triển trong tương lai. Nghiên cứu tại chợ Hàng Da - Hà Nội" của sinh viên Ðặng Hoàng Quyên (Trường đại học Xây dựng) đoạt giải nhất "Sinh viên NCKH" năm 2010... Tại Trường đại học Sư phạm 2, sinh viên Mông Thị Hạnh, lớp K33B Khoa sinh - kỹ thuật nông nghiệp cho biết: Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn nét truyền thống văn hóa các dân tộc, em đã lựa chọn và đăng ký đề tài "Hát Then truyền thống của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng: Thực trạng và giải pháp bảo tồn". Kết quả nghiên cứu, khảo sát của đề tài cho thấy số lượng làn điệu hát Then chỉ còn hơn mười làn điệu với số người biết hát Then truyền thống còn lại rất ít, chủ yếu là người cao tuổi. Vì vậy, cần có những nghiên cứu các mối quan hệ của loại hình hát Then một cách nghiêm túc. Ðề tài còn đi sâu phân tích, đánh giá mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Tày.
Cần gắn đào tạo, NCKH và triển khai ứng dụng
Có thể nói, NCKH đã trở thành một hoạt động cần thiết, bổ ích trong các trường đại học và ngày càng thu hút đông đảo sinh viên tham gia, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường và định hướng tương lai của sinh viên. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH và các công trình (đề tài) có chất lượng cao còn ít, chưa tương xứng với số lượng, quy mô sinh viên đào tạo. Công tác tổ chức triển khai cho sinh viên NCKH không đều giữa các trường, dẫn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học, bồi dưỡng tài năng trẻ hạn chế. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu của một bộ phận sinh viên không phù hợp, nhiều công trình còn mang tính lý thuyết, chung chung. Hệ thống tư liệu, tài liệu tham khảo phục vụ cho NCKH còn bất cập, nhất là tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Theo TS Vũ Mạnh Chiến, Trưởng phòng khoa học đối ngoại Trường đại học Thương mại, trong tổ chức NCKH cho sinh viên vẫn còn xuất hiện tình trạng hội đồng khoa học và đào tạo các khoa chưa chú trọng nhiều đến việc định hướng đề tài, dẫn đến nhiều đề tài của sinh viên nghiên cứu phạm vi quá rộng, không xác định được cụ thể đối tượng, phương pháp nghiên cứu.
Theo các chuyên gia, để NCKH trong sinh viên được nhân rộng và đạt kết quả cao, cần những giải pháp đồng bộ, thiết thực tạo động lực, thúc đẩy sinh viên tham gia. Các cơ sở giáo dục cần đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ và xây dựng kế hoạch NCKH trong sinh viên từng năm học; nâng kinh phí cho các đề tài NCKH của sinh viên, nhất là những đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn cao nhằm giảm bớt những khó khăn trong quá trình triển khai đề tài. Các trường cần có chính sách đãi ngộ đối với giảng viên hướng dẫn và sinh viên tham gia NCKH. Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, các trường chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức quốc tế vừa thu hút nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên, vừa giúp các đề tài có tính ứng dụng cao hơn.
Từ thực tiễn kinh nghiệm tham gia NCKH và đoạt giải ba giải thưởng "Sinh viên NCKH" năm 2010, Ðặng Hoàng Quyên, sinh viên năm thứ 5 chuyên ngành kiến trúc và quy hoạch, Trường đại học Xây dựng cho rằng: Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp... tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên tiếp cận thực tế, lấy số liệu phục vụ NCKH. Mặt khác, các sản phẩm NCKH có giá trị thực tiễn cũng cần được khuyến khích, áp dụng thay vì chỉ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khóa sau. Còn sinh viên Lê Thị Ngọc Tú, Trường đại học Mỏ - Ðịa chất đoạt giải nhất giải thưởng "Sinh viên NCKH" năm 2010 cho rằng cần tạo những mối liên kết giữa các nhà đầu tư, công ty với các công trình NCKH của sinh viên trong trường đại học. Từ đó, sinh viên đề xuất những ý tưởng khoa học, những sáng tạo có tính thực tiễn, khả năng ứng dụng vào cuộc sống, kiến nghị với giảng viên hướng dẫn và các công ty đang có nhu cầu về vấn đề đó. GS, TSKH Nguyễn Hoàng Lương khẳng định, cần gắn chặt đào tạo với NCKH và triển khai ứng dụng. Người thầy vừa dạy học vừa NCKH gắn với thực tiễn sẽ tạo ra chất lượng cao cho bài giảng từ việc bổ sung nhiều thông tin mới, cập nhật sinh động. Vì vậy, ngay trong các nhà trường, cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo để việc triển khai NCKH và thực hiện khóa luận tốt nghiệp là bắt buộc đối với mọi sinh viên.
 NCKH nói chung và sinh viên NCKH nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh NCKH trong sinh viên càng có ý nghĩa thiết thực, nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình CNH, HÐH đất nước.
Thuý Quỳnh,Mạnh Xuân
http://www.nhandan.com.vn
 
Các tin khác liên quan :

      Thông báo về việc đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên năm 2013 11:46 27/08/2012 [1631]


      Đừng coi nhẹ nghiên cứu khoa học của sinh viên 08:38 22/09/2011 [1630]


      Dành cho Tân Sinh viên: Kinh nghiệm học đại học 08:05 20/09/2011 [1630]


      Phương pháp học tập ở Đại học 15:29 20/08/2011 [1630]


      Phương pháp hoàn thành một seminar 15:27 20/08/2011 [1630]


      Học thuộc dễ dàng hơn với sơ đồ cây 20:50 05/08/2011 [1630]


      Kinh Nghiệm Dành Cho Sinh Viên Để Hoàn Thành Các Bài Kiểm Tra, Đánh Giá 09:57 12/06/2011 [1630]


      Sinh viên Đại học Phạm Văn Đồng đạt 3 giải trong kỳ thi Olympic toán sinh viên toàn quốc 2011 16:11 30/05/2011 [1630]


      Nâng cao kỹ năng viết cho sinh viên 09:01 12/05/2011 [1630]


      Sinh viên tự học và đổi mới phương pháp dạy học 08:56 12/04/2011 [1630]


      Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy 10:37 07/04/2011 [1630]


       Hỏi và Đáp - hai thao tác cơ bản trong học tập và nghiên cứu 22:23 04/04/2011 [1629]


       Bí quyết tránh thi lại cho sinh viên 19:35 01/04/2011 [1630]


      Nghiên cứu khoa học trong sinh viên ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng 19:10 27/03/2011 [1630]


       Bàn về chuyện tự học 19:29 22/03/2011 [1630]

        Biết tự học và biết sáng tạo 01:12 16/03/2011 [1630]
       Những vấn đề đặt ra với công tác NCKH của sinh viên 22:29 13/03/2011 [1630]


 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY