Thứ hai, 07/07/2025    
Tìm kiếm:    

 TÌM HIỂU NÉT ĐẸP QUẢNG NGÃI
      ĐẢO LÝ SƠN - QUẢNG NGÃI: Một địa danh nên biết ... 21:07 05/05/2011 [1630]
 
  
     Đảo Lý Sơn nằm cách bờ biển Quảng Ngãi 24 km về hướng đông bắc. Địa danh gồm hai đảo lớn là cù lao Ré và Hòn Bé.

 

Hình bài viết Thăm đảo Lý Sơn

Truyền thuyết dân tộc Kor kể rằng, đảo Lý Sơn là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt về phía Biển Đông sau trận giao tranh dữ dội của Thần Nước và người anh hùng Doang Đác Tố, chủ làng Tali Talok.

Thật ra, theo các nhà địa chất, hòn đảo xinh đẹp này được hình thành cách đây vài triệu năm do vận động phun trào nham thạch của các núi lửa phủ lên nền những nếp gấp tạo sơn đã bắt đầu nâng những lớp đá trầm tích nhô khỏi mặt nước biển. Chính các lớp trầm tích nền đảo và san hô phát triển trên bề mặt là cơ sở cho việc hình thành nhiều hang động, cổng đá do tác động xâm thực của nước biển trong thời kỳ biển tiến ở khu vực hòn Thới Lới, nơi vận động tạo sơn theo kiểu xếp nếp đã đẩy các lớp trầm tích đáy biển nhô cao hơn cả trong hệ thống đảo Lý Sơn. Còn vết tích núi lửa là những khối nham thạch nhiều hình dạng chưa kịp phân hủy, cũng như lớp đất đỏ bazan màu mỡ phủ hầu hết khắp đảo, tạo điều kiện cho sự đa dạng và tươi tốt của hệ thực vật che phủ.
Toàn cảnh đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la có thể nhìn rõ trong những ngày đẹp trời từ ngọn núi Nam Trân - ngọn núi cao nhất nằm ở ven biển, thuộc khu vực Dung Quất. Trên đỉnh ngọn núi là những thảm rừng, gần dưới chân là nhà cửa, đường sá và những cánh đồng xanh tươi bốn mùa.
Chùa Hang là hang động lớn nhất trong hệ thống hang động ở đảo Lý Sơn. Hang đá này được tạo thành từ một vách đá dựng đứng, cao gần 20 m ở ngọn núi Thới Lới, do bị nước biển xâm thực trong thời kỳ biển tiến. Hang có bề ngang 30 m ăn sâu trên 25 m vào núi theo kiểu hàm ếch ngoài cửa cao 15 m, thấp dần vào phía trong. Ở đó có những kỷ đá, giường đá rất đẹp. Trước cửa hang là những cây bàng phễu cổ thụ, cành lá xum xuê. Chùa Hang là nơi thờ Phật nên còn có tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nhưng nơi đây cũng kết hợp thờ 7 vị tiền hiền làng Lý Hải.
Đình làng và nhà thờ tiền hiền Lý Hải tọa lạc tại thôn Đông - xã Lý Hải, được xây dựng vào năm 1820 và trùng tu 4 lần, nhưng vẫn còn nguyên những nét kiến trúc chủ đạo ban đầu. Đây là ngôi đình làng cổ nhất và cũng là nơi duy nhất các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế xuân thu nhị kỳ, tế tiền hiền, đua thuyền, vật, ném cồn,...) được duy trì liên tục cho đến nay ở Quảng Ngãi.
Ngoài chùa Hang, đình làng Lý Hải, Lý Sơn còn có hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, Âm linh tự, dinh bà Roi, giếng vua; những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Sa Huỳnh Đại Việt. Đặc biệt, trong lòng đất Lý Sơn còn ẩn chứa nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm mà các hiện vật gồm xương động vật, đồ gốm, hài cốt người cổ có niên đại cách chúng ta khoảng 2-3 nghìn năm.
Về mặt văn hóa tinh thần, Lý Sơn là một bảo tàng sống động với sự phong phú rất đáng ngạc nhiên của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ linh, lễ tế lính Trường Sa, các lễ tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá ông,...
Lý Sơn nằm trong hệ thống các đảo tiền tiêu về phía biển, có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa phải gắn với yêu cầu về quốc phòng, trong đó đặc biệt lưu ý các tư liệu liên quan chủ quyền của Tổ quốc đối với không chỉ đảo Lý Sơn mà cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
 
Lý Sơn, đảo giấu "vàng"
 
Hình bài viết Lý Sơn, đảo giấu


Đây là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo ở tỉnh Quảng Ngãi với 5 ngọn núi nhô cao giữa một vùng trời biển bao la. Lý Sơn còn có một quá trình hình thành lâu dài, lưu giữ trong mình nhiều di tích lịch sử giá trị.

Chùa Hang là hang động lớn nhất ở đảo Lý Sơn. Nó được tạo thành từ một vách đá dựng đứng, cao gần 20 m ở ngọn núi Thới Lới, do bị nước biển xâm thực. Hang có bề ngang 30 m, ăn sâu vào núi trên 25 m theo kiểu hàm ếch. Ở trong có những kỷ đá, giường đá rất đẹp. Dãy bàng cổ thụ, cành lá sum sê phủ dày kín trước cửa hang.
Đình làng và nhà thờ tiền hiền Lý Hải, tọa lạc tại thôn Đông, xã Lý Hải, đã trở thành di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đình được xây dựng vào năm 1820, đến nay vẫn còn giữ nguyên được những nét chính của kiến trúc ban đầu. Đây là ngôi đình làng cổ nhất ở Quảng Ngãi, và cũng là nơi các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế xuân thu nhị kỳ, tế tiền hiền, đua thuyền, vật, ném còn...) vẫn duy trì liên tục hằng năm.
Ngoài ra, Lý Sơn còn nổi tiếng với hang Câu, miếu Bà Chúa Ngọc, Âm Linh tự, dinh Bà Roi, giếng Vua; những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Đại Việt. Đặc biệt, trong lòng đảo ẩn chứa rất nhiều di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh
 Lý Sơn  là một hòn đảo xinh đẹp, tươi tốt và là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa nằm ở phía đông tỉnh Quảng Ngãi. Lý Sơn còn có tên gọi là Cù lao Ré.  Lý Sơn có nhiều sản vật nổi tiếng, song hành tỏi Lý Sơn bao giờ cũng là món quà không thể thiếu đối với những người ra đến đảo. Hầu hết đất ở đây đều dành để trồng hành và tỏi. Và đó cũng là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân Lý Sơn ngoài nghề biển.
Một vùng biển đẹp.
 Cánh đồng hành Lý Sơn.
Ra Lý Sơn mùa này ngợp mình trong màu xanh của những ruộng bắp, cánh đồng hành và những nương đậu.
 Tưới hành.
 Thu hoạch hành.
 
Lý Sơn có nhiều thắng cảnh đẹp. Chùa Hang là một trong những thắng cảnh đó. Chùa nằm sát biển, trong một vách núi đá  bị sóng bào mòn thành hang sâu tự nhiên rộng rãi, mát mẻ.
 
 Đường vào chùa Hang.
 
Có lẽ là một hòn đảo chịu nhiều sóng gió, sóng biển dữ dội hàng ngàn năm đã khoét đào những vách núi thành hang sâu kỳ thú. Hang Câu cũng là một điểm khá thu hút  ở Lý Sơn. Trong hang là một vách đá san hô được sóng biển khoét  sâu thành một cái hang lớn. Chỗ này mà đi dã ngoại hoặc cắm trại thì tuyệt !
 
 
 Hang Câu nhìn từ bên ngoài.
 Ở cửa Hang Câu.
   
Đặc biệt Lý Sơn có nhiều di tích lịch sử văn hóa khá độc đáo hàng trăm năm nay. Như Đình làng An Hải.  Âm linh tự, những ngôi mộ gió, nhà thờ tộc họ...
 
 
 Âm Linh Tự nơi thờ cúng vong hồn các chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Hoàng Sa hàng trăm năm nay.
 
Đến Đảo Lý Sơn dự LỄ KHAO LỀ TẾ LÍNH TRƯỜNG SA
 
Lý Sơn có một lễ tế truyền thống duy trì hàng năm trong hàng trăm năm nay có một không hai. Đó là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Lễ cúng tế tưởng nhớ những người con của đảo ra đi bảo vệ Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn thế kỷ 17 đến nay. Lễ được các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa tổ chức từ ngày 10 đến ngày 20/2 âm lịch. Đó là ngày mà những người con của đảo nhận lệnh vua xuống thuyền đi  ra Hoàng Sa để canh giữ đảo, thu lượm sản vật hàng năm.Mỗi chuyến đi kéo dài 6 tháng. Đi từ tháng 2 đến tháng 8 trở về. Hầu hết những người đi lính Hoàng Sa một đi không trở lại. Bởi vì phương tiện đi lại thời kỳ đó của những người lính chỉ là những chiếc thuyền câu chống chọi với sóng gió biển cả.Vật dụng mang theo người chỉ là những thanh tre, dây mây chuẩn bị để cho người khác bó xác cho mình khi chẳng may qua đời. Vào lễ thanh minh hàng năm, các tộc họ trên  đảo Lý Sơn  lại cùng nhau tổ chức chung một lễ khao lề thế lính.  Sau đây là một số hình ảnh trong lễ khao lề thế lính năm nay ở Lý Sơn.
 
 Quang cảnh lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tổ chức tại Lý Sơn ngày 21-22/4/2008.
 
Rước lễ thả hoa đăng và phóng sinh tối ngày 21/4
Pháp sư và các trưởng tộc họ làm lễ cúng ngày 22/4
Các mâm lễ.
 Thả thuyền thế lính.
 
 Sau lễ cúng tế, 5 chiếc thuyền trong đó có hình nhân là những người lính Hoàng Sa cùng các vật dụng dùng cho người đi biển được rước từ bàn cúng tế đưa ra biển thả trôi theo dòng nước. để cúng tế các vong linh trên biển.  Đặc biệt mỗi thuyền buộc một con gà trống được lựa chọn cần thận, buộc dây vào chân  và thả theo thuyền tế.
 
Hóa bài vị những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa sau lễ  cúng.
 
Ở đảo Lý Sơn vẫn còn mộ và nhà thờ  của những cai đội đã từng chỉ huy binh lính ra đảo Hoàng Sa. Đây là  mộ của ông Phạm Hữu Nhật-Viên cai đội đã đo đạc và cắm cột mốc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên đảo Hoàng Sa năm 1836.
 
 
Ngôi mộ cai đội Phạm Hữu Nhật nằm giữa một ruộng bắp  hàng trăm năm nay. Mộ không có xác người, chỉ là mộ gió được chôn với một hình hài được nặn bằng đất sét và cđược ầu cúng nhập linh.  Ở Lý Sơn có hàng  trăm, hàng nghìn ngôi mộ gió như thế. Họ đã vùi thân giữa biển để bảo vệ giang sơn tổ quốc.
  Ở Lý Sơn có một ngôi mộ gió khổng lồ . Đó là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh và 24 người lính một đi không trở về., thân xác vĩnh viễn nằm dưới lòng biển sâu. Dưới những ngôi mộ này chỉ là những hình nhân làm bằng đất sét đựơc pháp sư nhập hồn vào tẩm liệm. Những ngôi mộ tồn tại hàng trăm năm , gió cát dồn lại thành một nấm mộ chung khổng lồ.
 
VL&CS sưu tầm và tổng hợp

Mời bạn nghe bài hát Về lại Sông Trà

 

Click vào đây để khám phá Đảo Lý Sơn qua hình ảnh

 
Các tin khác liên quan :

      BIÊN NIÊN SỬ QUẢNG NGÃI 1402- 2005 08:25 22/06/2012 [1629]


      Khởi nghĩa Trà Bồng khơi thông dòng thác cách mạng miền Nam 09:08 28/08/2011 [1628]


      Quảng Ngãi những điều mới biết 09:37 26/06/2011 [1629]


      Sông Re câu hát gọi người về! 09:25 22/05/2011 [1628]


      Khám phá Đảo Lý Sơn qua hình ảnh 11:08 10/05/2011 [1628]


      Đón nhận bằng công nhận di tích Quốc gia Trường Lũy Quảng Ngãi 10:42 10/05/2011 [1628]


      Nhà máy lọc dầu Dung Quất 08:43 06/05/2011 [1629]


       QUẢNG NGÃI: Sơn Mỹ - miền đất hồi sinh... 20:52 05/05/2011 [1628]


       Bờ xe nước: Nét đẹp sông Trà Quảng Ngãi 18:51 05/05/2011 [1628]


      Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 18:35 05/05/2011 [1629]


      Tìm hiểu về Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng sa 18:09 05/05/2011 [1629]



 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY