Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 NHÀ GIÁO TƯƠNG LAI
     Hấp lực từ một bài thuyết giảng 09:01 05/06/2011 [1630]
 
  
     Chúng ta có thể đã từng đứng trước đám đông và diễn thuyết về một vấn đề nào đó. Có những người mang trong mình biện tài thuyết giảng – vừa nói là đã có người muốn nghe, song cũng có những người khi đứng trước đám đông thuyết trình lại không được thuyết phục lắm và thậm chí là dẫn đến sự thất bại trong cách truyền tải một nội dung của chương trình nào đó – điều này cũng có thể là cách dẫn dắt vấn đề hoặc cũng có thể do trình bày nội dung không được lôi cuốn và hấp lực cao đối với thính chúng.

Với kinh nghiệm bản thân, trong phạm vi một bài viết ngắn, lechau xin trình bày một số vấn đề cơ bản về cách tạo ra hấp lực trong một bài thuyết giảng thông qua các điểm chính sau đây: Một bài thuyết giảng thành công là một bài giảng phải thỏa mãn được 4 câu hỏi chính đó là: Mục đích giảng, nội dung bài giảng, cách thể hiện nội dung bài giảng và phong cách giảng của người đứng thuyết giảng trước đám đông. Hay còn gọi là: Giảng để làm gì? giảng cái gì? giảng như thế nào? và phong cách giảng ra làm sao? để thực sự thuyết phục được thính giả cũng như giúp họ lĩnh hội được những tinh hoa trong nội dung bài thuyết giảng mà mình cần truyền đạt.

1.Mục đích bài thuyết giảng (giảng để làm gì?):

Sơ đồ hóa mục đích một bài giảng 

Một bài thuyết giảng có thể mang trong mình nhiều mục đích khác nhau. Song cho dù có đạt đến một mục đích nào đó đi chăng nữa thì bài giảng đó thông thường vẫn phải đạt đến được 4 mục đích chính sau:

-Bước đầu tiên: Bài thuyết giảng phải giúp cho thính giả hoặc học viên nghe – hiểu – nhớ

-Bước hai: Bài thuyết giảng phải giúp cho học viên hoặc thính giả có thể phân tích được vấn đề

-Bước ba: Một bài thuyết giảng thành công là phải giúp cho học viên có thể đánh giá – tổng hợp được vấn đề

-Và bước cuối cùng, một bài thuyết giảng thành công là ngoài bốn bước trên, bài thuyết giảng còn phải giúp cho học viên đạt đến được đỉnh cao của sự lĩnh thụ đó là cách vận dụng và rút ra được bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống

Đạt hết được 4 vòng xoáy quan trọng trên như hình vẽ có nghĩa là thuyết giả đã thành công trong việc đạt đến được mục đích cần làm – cho dù đó có là mục đích cụ thể nào đi chăng nữa thì thì 4 nhân tố trên vẫn là mục đích tối thượng mà một người thuyết giảng cần phải đưa học viên đạt đỉnh.

2.Nội dung bài thuyết giảng (giảng cái gì?):

Giảng những gì có liên quan đến nội dung bài thuyết giảng đã được sắp xếp theo từng tiêu mục một cách rõ ràng và logic, trật tự và dễ hiểu…

3.Cách thể hiện nội dung một bài thuyết giảng (giảng như thế nào?):

3.1 Hình thức thể hiện:


Nên sử dụng nhiều màu sắc, ánh sáng và âm thanh trên máy chiếu nhiều hơn là các chữ viết với những dấu gạch đầu dòng đơn điệu và chữ nghĩa dài lê thê dễ gây cảm giác nhàm chán cho giác quan người nghe. Đồng thời, việc dùng nhiều màu sắc, ánh sáng, âm thanh kết hợp với lối nói thuyết phục của người chủ thuyết sẽ khiến cho bài giảng thực sự thấm sâu vào tâm hồn người nghe hơn.

Ví dụ: khi chúng ta nói đến 2 từ quả táo, thông thường trong trí óc của chúng ta – điều đầu tiên sẽ là hiện lên hình ảnh của quả táo chứ không phải là 2 chữ quả táo. Chính vì não của chúng ta dễ nắm bắt được thông tin thông qua hình ảnh, màu sắc và âm thanh cho nên việc chúng ta thiết kế bài giảng có lồng thanh âm, ánh sáng, màu sắc và trình bày vấn đề dưới dạng sơ đồ hóa sẽ khiến cho học viên hay thính giả thấy thích thú hơn đồng thời dễ khắc trí hơn về những nội dung mà chúng ta cần trình bày.
 

3.2 Nội dung thể hiện:



Thứ hai, về phần nội dung thể hiện của một bài thuyết giảng, chúng ta sẽ 4 viên gạch chính để cấu thành sơ hình hoàn chỉnh cho bài thuyết trình. Đó là: Tính khoa học, tính nghệ thuật, tính logic và tính hợp lý.

Một bài thuyết giảng hay và tốt là một bài thuyết giảng không thể thiếu 4 yếu tố trên.

+ Thứ nhất: Đặc trưng của tính khoa học được thể hiện rõ nhất là thông qua việc dẫn chứng. những số liệu, những thông tin chính xác và hình ảnh sinh động một khi được đưa vào trong bài thuyết giảng đúng nơi – đúng chỗ sẽ khiến cho giá trị bài giảng cao hơn. Bên cạnh đó, việc thiết kế bài giảng theo từng chương, mục, điều, khoản, điểm một cách khoa học cũng sẽ khiến cho bài giảng dễ được người nghe tiếp thu hơn. Vì vậy, có thể nói yếu tố khoa học là yếu tố hàng đầu không thể thiếu trong một bài thuyết mà người chủ thuyết muốn thành công thì cần xoáy mạnh vào yếu tố này

+ Thứ hai: trong nội dung thể hiện của một bài thuyết giảng, yếu tố cần và đủ đó chính tính nghệ thuật, đặc trưng của tính nghệ thuật được thể hiện rõ nhất chính là thông qua lối nói thuyết phục. Ở một số người, vì có thể là do năng khiếu, cho nên trong họ - bẩm sinh đã có khiếu nói hay, lời lẽ thốt ra dễ thu hút được người khác cuốn vào bài giảng. Nhưng có lẽ kỹ năng mềm đó không phải ở ai cũng có, bởi trên thực tế, người nói hay và thuyết hay không phải là số đông. Tuy nhiên, tính nghệ thuật không chỉ thể hiện chủ đạo qua năng khiếu nói, mà bên cạnh đó, để thuyết phục được độc giả, người chủ thuyết còn phải biết cách trình bày vấn đề theo từng chương mục rõ ràng, kếp hợp nhuần nhuyễn với lối lập luận chặc chẽ, luận văn, luận cứ mạch lạc sẽ không chỉ thấm sâu bài giảng vào lòng độc giả, mà còn khiến cho thính giả muốn tiếp tục lắng nghe về vấn đề mà người chủ thuyết đang trình bày.

+ Thứ ba: Để góp phần hành công cho một bài thuyết, chúng ta không thể không kể đến một đặc tính quan trọng nữa đó chính là tính logic, hạt nhân chính để tạo nên tính logic chính là các vấn đề được xâu chuỗi một cách đan kết và dính lồng vào nhau, cái này được trình bày trước là để tạo tiền đề cho kia hiện thân sau. Vì vậy, có thẻ nói tính logic được ví như một chất keo dính để nối lại các vấn đề một cách mạch lạc, nhằm làm nổi lên được tính khoa học cũng như tính nghệ thuật trong một bài thuyết.

+ Thứ tư: một đặc tính cuối cùng nhưng không thể thiếu trong một bài thuyết giảng, đó chính là tính hợp lý. Sự hợp lý này được thể hiện rõ thông qua yếu tố không phi nghĩa. Tính hợp lý này sẽ có mặt xuyên suốt trong cả 3 tính: khoa học, nghệ thuật và logic, nó giúp cho 3 tính tố này đứng vững nhờ có hạt nhân không phi nghĩa, tức những vấn đề trình bày phải luôn đảm bảo được tính hợp lý, không đi ngược lại với những gì mình đã đưa ra, không phản lại những mà người chủ thuyết đã nói và đã trình bày ngay từ lúc đầu.

Nếu đảm bảo được đầy đủ 4 yếu tố trên, chúng ta có quyền tin bài thuyết giảng của chúng ta sẽ thành công, vững chắc được kiến thức cũng như ấn tượng về bài giảng sẽ bám trụ lâu hơn trong trí của quý thính giả và học viên.

4. Phong cách thuyết giảng:
   


 
Như vậy, để thực sự tạo ra được hấp lực từ một bài giảng thuyết, trước lúc bắt đầu, chúng ta cần phải trả lời được 4 câu hỏi: Giảng để làm gì? giảng cái gì? giảng như thế nào? và phong cách giảng ra làm sao?tức mục đích giảng, nội dung giảng, cách thể hiện bài giảng và phong cách đứng thuyết giảng. Thực hiện được 4 yêu cầu trên một cách thỏa mãn, lechau tin là chúng ta sẽ tạo ra được một hấp lực cho bài thuyết giảngcủa mình, vừa truyền tải được những nội dung cần truyền đạt đồng thời cũng thành công trong việc tạo ấn tượng sâu, khắc trí trong lòng thính chúng về một bài giảng đầy ấn tượng bởi sự phối trộn hài hòa giữa tính khoa học, tính nghệ thuật, tính logic và tính hợp lý toát lên từ tính chất bài giảng và phong cách của người thuyết giảng.

Chúc các bạn thành công ./.

Ngọc Hà (lechau2903)
 

http://www.dayhocintel.net
 
Các tin khác liên quan :

      Những kỹ năng cần có của giáo viên - Người giáo viên phổ thông trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại 19:41 29/11/2011 [1634]


      5 quy tắc giáo dục học sinh “chưa ngoan” 10:48 22/11/2011 [1630]


      Hiệu trưởng cũng ngọng líu lô 09:38 10/11/2011 [1629]


      Giới thiệu sách hay: Phong cách sư phạm 14:13 20/10/2011 [1629]


      Một số kinh nghiệm làm chủ nhiệm 18:46 16/10/2011 [1632]


      Giáo viên làm gì để có tiết dạy thành công?: Có những bước lên lớp phù hợp và rõ ràng 10:05 07/08/2011 [1630]


      Sáu nhân tố quan trọng giúp bạn thành công trong vai trò giáo viên. 09:11 05/06/2011 [1631]


      Điều gì tạo nên một giáo viên giỏi 08:43 05/06/2011 [1631]


      Hiệu quả chỉ đến từ những phương pháp tích cực 15:41 31/05/2011 [1629]


      Bản lĩnh nhà giáo – bản lĩnh trí thức 06:27 14/05/2011 [1630]


      Nhiều điều giáo viên và học sinh phổ thông không được làm 14:09 29/03/2011 [1630]



 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY