Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VẬT LÝ
     Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 6) 20:15 25/07/2011 [1630]
 
  
     Theo lí luận dạy học hiện đại thì một quá trình dạy học nói chung hay một quá trình dạy học cơ sở (một tiết dạy trên lớp) gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong từng giai đoạn đó, MVT có có những vai trò hỗ trợ khác nhau, nhưng tựu trung lại, sự hỗ trợ của MVT trong các giai đoạn của quá trình dạy học là hết sức cần thiết và nhờ có nó mà chất lượng dạy học được nâng cao đáng kể.

Vai trò hỗ trợ của máy vi tính trong các giai đoạn của quá trình dạy học

Theo lí luận dạy học hiện đại thì một quá trình dạy học nói chung hay một quá trình dạy học cơ sở (một tiết dạy trên lớp) gồm nhiều giai đoạn khác nhau, trong từng giai đoạn đó, MVT có có những vai trò hỗ trợ khác nhau, nhưng tựu trung lại, sự hỗ trợ của MVT trong các giai đoạn của quá trình dạy học là hết sức cần thiết và nhờ có nó mà chất lượng dạy học được nâng cao đáng kể.

– Trong giai đoạn củng cố kiến thức cũ và đặt vấn đề mới, việc sử dụng MVT để  mở đầu bài học đã có những thuận lợi nhất định. GV có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc tóm tắt kiến thức đã học từ các bài trước, đưa ra các hình ảnh, các đoạn phim về các hiện tượng vật lí một cách trực quan và yêu cầu HS giải thích các hiện tượng đó. GV cũng có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc đưa ra các hiện tượng mới cần nghiên cứu, đặt ra những tình huống có vấn đề đối với HS. Mặc dù trong giai đoạn này, thời gian sử dụng MVT là không nhiều, song hiệu quả lại rất cao vì chỉ với một thời lượng ngắn ngủi, có thể truyền tải được lượng thông tin khá nhiều và hình thức truyền tải thông tin là khá hấp dẫn đối với HS, có thể đặt HS vào một trạng thái tập trung cao độ, chuẩn bị tốt cho các giai đoạn tiếp theo của tiết học.

– Trong giai đoạn xây dựng kiến thức mới, bằng việc vận dụng những phần mềm mô phỏng hay minh hoạ các hiện tượng, các quá trình vật lí, kết hợp với phương pháp đàm thoại, HS dễ dàng nhận biết, so sánh và phân tích các hiện tượng. Việc tiến hành các thí nghiệm với sự hỗ trợ của MVT sẽ vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương tiện để cung cấp những kiến thức mới. Ngoài ra, việc mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng hay các quá trình vật lí trên màn hình MVT còn làm nổi rõ mối quan hệ giữa các sự kiện đang khảo sát với các sự kiện đã biết, từ đó có thể dẫn dắt tư duy phát triển theo hướng suy lí, diễn dịch để đi đến kiến thức mới.

– Trong giai đoạn ôn luyện và vận dụng kiến thức, có thể giao cho HS độc lập sử dụng chương trình ôn tập đã cài sẵn trên MVT. Có thể kết hợp sự biểu diễn của GV với việc giao nhiệm vụ cho HS, yêu cầu HS giải quyết nhiệm vụ để ôn tập và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội.

– Trong giai đoạn củng cố, tổng kết, hệ thống hoá kiến thức, có thể sử dụng phần mềm để xây dựng chương trình tổng kết, hệ thống hoá tri thức theo từng môđun. Chương trình có thể điều khiển tiến trình tổng kết, đảm bảo việc hệ thống hoá có tính logic cao về mặt nội dung. Với phần mềm ôn tập thì HS có thể lựa chọn nội dung ôn tập từ hệ thống bảng chọn (menu) của chương trình. HS có thể lặp lại quá trình ôn tập với số lần thích hợp không hạn chế và dễ dàng chuyển đổi giữa các nội dung khác nhau.

– Trong giai đoạn kiểm tra đánh giá trình độ kiến thức và các kĩ năng, sử dụng MVT làm công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giảm đi rất nhiều thời gian nhờ khả năng thống kê và xử lý kết quả nhanh chóng của hệ thống. Ngoài khả năng cho biết nhanh chóng kết quả đánh giá, thì tính khách quan, tính chính xác của các kết quả xử lý bằng MVT, khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra đánh giá trên nhiều nội dung kiến thức bằng các loại câu trắc nghiệm đa dạng khác nhau là một đặc tính riêng của MVT. Biết tận dụng những khả năng này của MVT trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, thì GV có thể chủ động củng cố kiến thức cho HS ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình dạy học. 

Một số hình thức sử dụng máy vi tính làm phương tiện dạy học

Giáo viên sử dụng MVT làm phương tiện dạy học, truyền thụ tri thức. Hình thức sử dụng MVT kết nối với Projeter phóng đại màn hình với kích thước lớn trong lớp học được sử dụng khá phổ biến trong các trường học hiện nay. GV sử dụng MVT để biểu diễn thông tin theo một chương trình đã được lập sẵn, còn HS quan sát những diễn biến trên màn hình để thu nhận thông tin và tham gia vào quá trình xử lí thông tin. Theo hình thức này, dưới sự điều khiển của GV, MVT có thể đưa ra các chỉ dẫn, thông báo những kiến thức hỗ trợ dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh để giúp HS chủ động, tích cực trong việc tìm tòi tri thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.

MVT có thể ghép nối với thiết bị điện tử chuyên dụng để thực hiện các thí nghiệm biểu diễn (cả thí nghiệm khảo sát, nghiên cứu lẫn thí nghiệm minh hoạ). Trong quá trình này, HS phải thực hiện các hoạt động tư duy để cùng tham gia xây dựng kiến thức. MVT cũng có thể đóng vai trò của người GV trong một số khâu của quá trình dạy học, chẳng hạn MVT có thể lần lượt đưa ra những hình ảnh minh hoạ hoặc nêu các bài tập để HS giải quyết rồi xử lý kết quả và quyết định hoạt động tiếp theo của quá trình dạy học. Tuy nhiên, xét toàn bộ quá trình thì MVT cũng chỉ là công cụ của người GV chứ không thể thay thế hoàn toàn người GV được.

Học sinh sử dụng MVT dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giáo viên. Trong trường hợp này, HS phải có những kỹ năng nhất định về thực hành, sử dụng MVT. GV giao cho HS những nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn, theo dõi và điều chỉnh việc học tập của HS một cách phù hợp. HS phát huy tính độc lập, sáng tạo để tìm cách thực hiện những nhiệm vụ được giao. Kết quả làm việc của HS được trình bày trên màn hình, GV theo dõi và uốn nắn những sai lầm mà HS có thể mắc phải. Dưới hình thức, này HS có thể sử dụng MVT quan sát các hiện tượng và làm các thí nghiệm. Tương ứng với mỗi kiểu bài học, GV cần có kế hoạch và phương pháp hướng dẫn HS thích hợp.

Hình thức sử dụng máy này cũng có thể áp dụng cho việc ôn tập, kiểm tra và đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức của HS. MVT có khả năng tự động đánh giá chất lượng của các câu trả lời bằng điểm số, thậm chí có thể có tính đến cả tốc độ làm bài, để cuối cùng đưa ra kết quả toàn bộ bài ôn tập hoặc bài kiểm tra.

Học sinh độc lập sử dụng MVT. Hình thức này chỉ sử dụng khi HS đã có khả năng vận hành một cách thành thạo MVT và các phần mềm tương ứng. HS học tập và nghiên cứu trực tiếp với MVT qua những chương trình được soạn thảo sẵn, đó chính là phương pháp dạy học chương trình hoá. Hình thức này thích hợp cho việc ôn tập các kiến thức đã học, tổng kết một phần hay một chương của sách giáo khoa và cũng có thể được sử dụng để kiểm tra kiến thức của HS dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Với hình thức này, MVT sẽ tạo điều kiện cho việc cá thể hoá cao độ trong học tập. Nhược điểm của hình thức này là ở chỗ không có điều kiện để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp xã hội cho HS. Do đó các nhà nghiên cứu giáo dục đã khuyến cáo rằng, chỉ nên áp dụng hình thức sử dụng MVT theo phương pháp dạy học chương trình hoá cho những người lớn tuổi; đối với HS phổ thông cần cân nhắc kỹ và nên phối hợp với các hình thức sử dụng khác.

TS. Nguyễn Thanh Hải

Khoa Cơ bản - ĐH Phạm Văn Đồng

 
Các tin khác liên quan :

      Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cho học sinh phổ thông 15:41 27/07/2011 [1633]


      Vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh hiện nay: Thực trạng và một vài giải pháp 15:36 27/07/2011 [1632]


      Bàn về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 15:30 27/07/2011 [1631]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 6) 20:38 25/07/2011 [1631]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 5) 20:35 25/07/2011 [1631]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 4) 20:32 25/07/2011 [1631]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 3) 20:30 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 2) 20:28 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 1) 20:25 25/07/2011 [1630]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 7) 20:17 25/07/2011 [1631]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 5) 20:13 25/07/2011 [1631]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 4) 20:10 25/07/2011 [1633]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 3) 20:08 25/07/2011 [1631]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 2) 20:04 25/07/2011 [1630]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 1) 20:00 25/07/2011 [1630]

       Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý 09:50 16/03/2011 [1630]
       Kỹ thuật lựa chọn kiến thức cơ bản cho một bài dạy học vật lý 09:47 16/03/2011 [1630]
        Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý 09:41 16/03/2011 [1628]
       Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý 21:50 15/03/2011 [1630]


 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY