Chủ nhật, 06/07/2025    
Tìm kiếm:    

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VẬT LÝ
     Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 1) 20:25 25/07/2011 [1629]
 
  
     Đổi mới PP DH ở trường phổ thông là một trong những vấn đề đã và đang được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, nhiều công trình khoa học liên quan đến đổi mới PP DH ở trường phổ thông đã được các nhà khoa học nghiên cứu và vận dụng thành công trong thực tiễn.

A. MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động trên thế giới và ở nước ta. Để đáp ứng tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp (PP), phương tiện và hình thức dạy học (DH).
Đổi mới PP DH ở trường phổ thông là một trong những vấn đề đã và đang được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, nhiều công trình khoa học liên quan đến đổi mới PP DH ở trường phổ thông đã được các nhà khoa học nghiên cứu và vận dụng thành công trong thực tiễn.
Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục thì PP DH thực chất là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất, dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích DH, đó cũng chính là cách thức của giáo viên (GV) để trang bị cho học sinh (HS) các kiến thức và tổ chức quá trình nhận thức của HS. Cũng theo ý kiến này thì với cùng một PP như nhau, nhưng GV sử dụng theo các hướng khác nhau thì kết quả đạt được cũng khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của DH là đào tạo con người có năng lực, đặc biệt là năng lực tư duy chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức. Theo  đó, vai trò của thầy giáo trong việc xác định mục tiêu DH và đổi mới PP DH là hết sức quan trọng, nhằm đào tạo ra những con người năng động sáng tạo trong cuộc sống, trong khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu về nhân lực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.
Thực tiễn giảng dạy ở một số trường phổ thông cho thấy, GV thường sử dụng một số PP DH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại gợi mở để thực hiện bài giảng của mình, trong quá trình sử dụng các PP DH nêu trên, nhiều GV coi trọng chức năng truyền thụ tri thức của PP DH, nên thường sử dụng PP DH theo hướng thông báo, liệt kê, truyền thụ tri thức, ngay cả những câu hỏi đặt ra cũng nghiêng hẳn về khía cạnh tái hiện kiến thức ... chính vì vậy, trong giờ học chủ yếu HS phải nghe giảng, chép bài liên tục, ghi nhớ máy móc mà không phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập.
Để khắc phục nhược điểm thụ động trong học tập của HS, đồng thời nâng cao chất lượng học tập, việc đổi mới PP DH là hết sức quan trong và cấp thiết. Trong đó, ngoài việc vận dụng các PP DH tiên tiến, các PP DH truyền thống cũng nên được sử dụng theo hướng tăng cường tính chủ động, tích cực học tập của HS. Trong quá trình DH, GV dựa vào vốn tri thức, kĩ năng và khả năng học tập của HS, đề ra các bài tập hay nhiệm vụ phù hợp, có nâng cao hơn so với khả năng hiện có của HS, đòi hỏi HS phải có những cố gắng nhất định trong học tập, như vậy tư duy của HS được phát triển, tính tích cực học tập của HS được đề cao.
Nội dung chuyên đề này đề cập đến những đặc trưng cơ bản của PP DH, vấn đề đổi mới PP DH nói chung và PP DH vật lý (VL) nói riêng, đồng thời đề xuất một phương thức đổi mới PP đơn giản nhưng hiệu quả, có thể vận dụng tốt ở các trường phổ thông, đó là đổi mới PP DH VL bằng cách sử dụng linh hoạt các PP DH truyền thống theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
B. NỘI DUNG
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC
Trong lí luận DH hiện đại, đề cập đến PP DH, đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra những định nghĩa về PP DH khác nhau, tuy nhiên tựu trung lại có thể hiểu PP DH chính là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích DH. Bất cứ PP DH nào cũng là hệ thống những hành động có mục đích của GV, là hoạt động nhận thức và thực hành có tổ chức của HS nhằm đảm bảo cho HS lĩnh hội được nội dung trí dục.
1.1.  Mối liên hệ giữa mục đích, nội dung và phương dạy học
Cả lí luận và thực tiễn đều cho thấy, PP DH là hoạt động phức tạp, nó là tiêu điểm hội tụ của cả mục đích DH lẫn nội dung DH. Tìm ra được mục đích, vạch ra được nội dung DH đã khó, nhưng trên cơ sở đó chọn được PP DH thích hợp để thực hiện cho đến thành công còn khó khăn hơn nhiều. Có khi chỉ vì không tìm được PP DH thích hợp mà mọi nỗ lực trong cả quá trình DH đều không mang lại hiệu quả.
Sự thống nhất giữa mục đích, nội dung với PP DH là một quy luật cơ bản chi phối việc lựa chọn, phối hợp và sử dụng PP DH. Sự thống nhất đó mang tính động chứ không tĩnh, nó tiến triển theo thời gian và thể hiện ở lôgic vận động của sự vật hiện tượng. Sự thống nhất này được thể hiện ở những điểm sau:
– Khi đã biết mục đích DH và những dạng của nội dung DH ta xác định được đặc tính hoạt động của cả thầy lẫn trò trong mỗi cách lĩnh hội, nghĩa là xác định được đặc trưng của PP DH.
– Một hoạt động chỉ được coi là hiệu nghiệm khi đảm bảo được sự thống nhất hữu cơ của cả mục đích, nội dung và PP ở từng thời điểm trong suốt quá trình hoạt động. Có mục đích mà không đề ra được nội dung thì không có PP; có PP tốt nhưng mục đích không rõ ràng thì hoạt động không hiệu quả; có mục đích tốt, có nội dung tốt nhưng PP không tốt thì chẳng khác nào dùng “cưa cùn để xẻ gỗ lim”. Trong quá trình DH cần phải có sự thống nhất rất chặt chẽ ba yếu tố trên.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa mục đích và PP DH trên thực tế thường ít được chú ý bởi lẽ mục đích đã chỉ đạo nội dung rồi. Mỗi xã hội, mỗi chế độ đều có những mục đích DH khác nhau (nhất là những môn khoa học xã hội) do đó nội dung của DH cũng rất khác nhau.
 
1.2. Một số quy luật cơ bản chi phối phương pháp dạy học
1.2.1. Mặt khách quan và chủ quan của phương pháp
* Khách quan: Là những quy luật chi phối sự tồn tại và phát triển của nội dung, của đối tượng. Khách quan là điều kiện cần để PP trở thành hiệu nghiệm.
* Chủ quan: Là hoạt động tìm kiếm, là phương tiện, công cụ, biện pháp, thủ thuật để tác động lên đối tượng. Chủ quan là điều kiện đủ để PP có hiệu nghiệm.
Trong quá trình DH, mục đích của hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò trùng nhau, đều là làm sao để HS nắm vững kiến thức, phát triển được nhân cách và có năng lực hành động. Chính vì sự trùng nhau này mà ta có thể đưa HS vào vị trí không những là chủ thể của hoạt động học mà cao nữa là chủ thể dạy, nghĩa là tính tích cực của hoạt động được phát huy cao nhất. Khi đó PP DH đã biến đổi: Quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
1.2.2. Phương pháp chịu sự chi phối của mục đích và nội dung
Như đã phân tích về mối quan hệ giữa mục đích, nội dung và PP ở phần trên, thì tinh thần đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) và PP DH tựu trung lại là đưa HS vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức (4 hơn): Hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn.
 Bất kỳ một chương trình giáo dục hay một chương trình DH nào, trước tiên phải xác định rõ mục đích của chương trình đó là gì (các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ), từ mục đích mới xây dựng chương trình chi tiết và viết SGK. Có mục đích, có nội dung thì cần xác định PP DH như thế nào, cần thiết bị DH nào để thực hiện PP DH ấy. Nghĩa là mục đích chi phối nội dung, PP, thiết bị. Nội dung chi phối PP, thiết bị, PP chi phối thiết bị. Tuy nhiên trong sự vận động nội dung, PP và thiết bị cũng có tác dụng phản hồi tới mục đích, làm cho mục đích phù hợp hơn. PP và thiết bị phản hồi lại nội dung, làm cho nội dung hoàn chỉnh hơn. Thiết bị phản hồi lại PP làm PP phát triển hơn. Bốn thành tố trên có tác động qua lại lẫn nhau làm cho hệ thống cấu trúc, quá trình DH và PP DH ngày càng phát triển và hoàn chỉnh.

TS. Nguyễn Thanh Hải

Khoa Cơ Bản - ĐH Phạm Văn Đồng

 
Các tin khác liên quan :

      Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn cho học sinh phổ thông 15:41 27/07/2011 [1632]


      Vấn đề vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh hiện nay: Thực trạng và một vài giải pháp 15:36 27/07/2011 [1632]


      Bàn về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 15:30 27/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 6) 20:38 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 5) 20:35 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 4) 20:32 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 3) 20:30 25/07/2011 [1630]


      Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông (Phần 2) 20:28 25/07/2011 [1629]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 7) 20:17 25/07/2011 [1629]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 6) 20:15 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 5) 20:13 25/07/2011 [1629]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 4) 20:10 25/07/2011 [1631]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 3) 20:08 25/07/2011 [1629]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 2) 20:04 25/07/2011 [1628]


      Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí (Phần 1) 20:00 25/07/2011 [1628]

       Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý 09:50 16/03/2011 [1628]
       Kỹ thuật lựa chọn kiến thức cơ bản cho một bài dạy học vật lý 09:47 16/03/2011 [1628]
        Kỹ thuật xác định mục tiêu cho một bài dạy Vật lý 09:41 16/03/2011 [1628]
       Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý 21:50 15/03/2011 [1629]


 Thông báo
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
  Danh sách lớp chính thức, thời khóa biểu học kỳ hè năm học 2016-2017
 Quỹ Nafosted: Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật đợt 2 năm 2017
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)

 Tin đọc nhiều nhất
 
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
 Thông báo công việc tuần 45 (từ ngày 29/5/2017)
 Lịch tuần công tác 45, năm học 2016-2017 (Từ 29/05/2017 đến 04/06/2017)
 Lịch tuần công tác 44, năm học 2016-2017 (Từ 22/05/2017 đến 28/05/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 21/5/2017)
 Chương trình đào tạo Cao đẳng sư phạm Toán học
 Chương trình đào tạo Đại học sư phạm vật lý

 Tin mới nhất
 
 Lịch tuần công tác 49, năm học 2016-2017 (Từ 26/06/2017 đến 02/07/2017)
 Lý lịch khoa học giảng viên Khoa Cơ bản
 Lịch tuần công tác 48, năm học 2016-2017 (Từ 19/06/2017 đến 25/06/2017)
 Thông báo về việc cử cán bộ, giảng viên tham gia làm công tác thi THPT Quốc gia năm 2017
 Lịch tuần công tác 47, năm học 2016-2017 (Từ 12/06/2017 đến 18/06/2017)
 Lịch tuần công tác 46, năm học 2016-2017 (Từ 05/06/2017 đến 11/06/2017)
 Thời khóa biểu Khoa Cơ bản học kỳ hè, NH 2016-2017 (Cập nhật 01/6/2017)
  GIỚI THIỆU TỔ CM GIÁO DỤC THỂ CHẤT - QUỐC PHÒNG, AN NINH
 Các biểu mẫu dành cho sinh viên
 Khoa Cơ bản tổ chức Tổng kết khóa ĐH K13, CĐ K14 và TCCN K15 tốt nghiệp năm 2017
BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY - BASIC SCIENCE DEPARTMENT, PHAM VAN DONG UNIVERSITY